Tình huống mặt trận Trận_Kiev_(1943)

Xe tăng Pz-VI của Sư đoàn cơ giới "Großdeutschland" triển khai phòng thủ cùng với pháo binh. Ngày 23 tháng 9 năm 1943

Đến đầu tháng 10 năm 1943, 19 tập đoàn quân của 4 Phương diện quân Liên Xô đã đồng loạt áp sát bờ tả ngạn sông Dniepr. Hai đầu cầu ở tả ngạn sông Dniepr là thành phố Zhaporozh và khu vực Vasilevka-Gornostaevka ở hạ lưu Dniepr vẫn nằm trong tay quân đội Đức Quốc xã. Tại khu vực phía bắc và phía nam Kiev, Tập đoàn quân 13 (Phương diện quân Trung tâm) chiếm một căn cứ đầu cầu nhỏ gần thị trấn Novoshepenlichi (???) và thị trấn Chernobyl trên khu vực hợp lưu giữa sông Pripyat và sông Dniepr. Cuối tháng 9, Quân đoàn 51 thuộc Tập đoàn quân 40 và Lữ đoàn trinh sát bọc thép thuộc Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 chiếm được một bàn đạp nhỏ ở khu vực Rzhishchev phía nam Kiev. Các đơn vị pháo binh chiến dịch, không quân, kỹ thuật và hậu cần của Quân đội Liên Xô còn đang tụt lại phía sau từ 80 đến trên 150 km do tốc độ tấn công quá nhanh. Nhiều sư đoàn Liên Xô phải tổ chức vượt sông bằng mọi phương tiện thô sơ có trong tay nhưng hầu hết đều không thành công.[3] Quân đội Xô Viết dù đã tăng quân số của 4 phương diện quân lên đến 1.252.600 người nhưng sau 2 tháng tấn công liên tục cũng phải chịu thương vong khá lớn: 107.645 người chết và mất tích, 343.821 người bị thương.[4] Các Tập đoàn quân tuyến đầu cần được bổ sung người và phương tiện để bù đắp những thiệt hại.

Phòng tuyến Wotan của quân đội Đức Quốc xã, đoạn phía nam dọc theo sông Dniepr từ ngã ba sông Sozh và sông Dniepr đến cửa biển Kherson được cấu tạo chủ yếu bằng các binh đoàn xe tăng. Tại khu vực phía nam Kiev có các quân đoàn xe tăng 24, 48. Khu vực phía bắc Kiev có Quân đoàn xe tăng 56 thuộc Tập đoàn quân 2 (Đức). Phối hợp với các đơn vị xe tăng có các quân đoàn bộ binh 13 và 59. Tập đoàn quân 7 (Đức) mới được điều từ Balkan đến phòng thủ khu vực thành phố Kiev cũng có trong tay các sư đoàn xe tăng 7, 8 và sư đoàn cơ giới 20.[5] Thống chế Erich von Manstein hy vọng sử dụng xe tăng trong phòng ngự ở Mặt trận phía nam Liên Xô trên phòng tuyến sông Manych đầu năm 1943 để đối phó có hiệu quả với các đòn đột kích vượt sông của quân đội Liên Xô.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_Kiev_(1943) http://rkkaww2.armchairgeneral.com/maps/maps1943SW... http://www.czechpatriots.com/csmu/bri-combats.php http://www.czechpatriots.com/csmu/kiev1943CSMU.php http://www.infoukes.com/history/ww2/page-28.html http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://www.whatson-kiev.com/index.php?go=News&in=v... http://ww2stats.com/cas_ger_okh_dec43.html http://www.lexikon-der-wehrmacht.de/Gliederungen/K... http://www.homeoftheunderdogs.net/game.php?id=2480 http://web.archive.org/web/20090722015912/http://w...